Mẹo vượt qua rào cản tâm lý học tiếng anh cho người đi làm

Người đi làm thường bận rộn nên thiếu thời gian và động lực để tập trung vào việc học ngoại ngữ. Đôi khi vì vậy mà tiếng Anh trở thành rào cản phát triển sự nghiệp.

tiếng anh cho người đi làm

tiếng anh cho người đi làm

Nhiều ứng viên Việt Nam khó có cơ hội đầu quân vào công ty nước ngoài không vì trình độ chuyên môn kém mà do thiếu khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Dù ngoại ngữ là cầu nối thăng tiến sự nghiệp, người đi làm thường mắc phải rào cản tâm lý khi học tiếng Anh. Thầy Alister Light, giảng viên tiếng Anh cao cấp tại Wall Street English, bật mí 3 mẹo để vượt qua vấn đề này.

Theo đuổi mục tiêu đến cùng

tiếng anh cho người đi làm

tiếng anh cho người đi làm

Một số học viên thường đặt kỳ vọng quá mức, chưa đúng với năng lực bản thân. Điều này dễ gây tình trạng thất vọng, bỏ cuộc sau một thời gian học dù vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Lập mục tiêu cụ thể cho từng chặng đường sẽ giúp bạn tránh tình trạng này.

Thay vì đưa ra các mục tiêu lớn, bạn nên tập chia nhỏ mục tiêu. Ví dụ, trong 3 tháng có thể giao tiếp cơ bản, nghe tốt các bài thực hành; sau 6 tháng có thể chia sẻ quan điểm về các vấn đề cơ bản, dùng các câu phức tạp hơn; một năm sau có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài ở bất kì chủ đề nào…

 

Tìm môi trường học hứng thú

tiếng anh cho người đi làm

tiếng anh cho người đi làm

Môi trường học cởi mở, độ tương tác cao cũng giúp bạn có thêm động lực đến lớp. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ thầy cô, trợ giảng rất cần thiết để bạn cải thiện trình độ ngoại ngữ. “Khi cần sự giúp đỡ, hãy chủ động đặt vấn đề. Thầy cô sẽ luôn sẵn sàng để giúp bạn tiến bộ”, thầy Alister chia sẻ.

Ngoài ra, người đi làm nên chọn môi trường giao tiếp 100% tiếng Anh với nhiều hình thức học sinh động. Giao tiếp hoàn toàn bằng ngôn ngữ thứ 2 giúp bạn rút ngắn thời gian học cũng như có thêm điều kiện thực hành.

Sắp xếp lịch học hợp lý

tiếng anh cho người đi làm

tiếng anh cho người đi làm

Người đi làm thường khó chủ động sắp xếp lịch trình công việc. Tuy nhiên, nếu biết quản lý quỹ thời gian của mình và giữ được “kỷ luật” học tập, bạn vẫn có thể học tốt tiếng Anh dù bận rộn.

Gợi ý cho bạn là chia thời gian trống thành 3 phần. Trong đó, phần lớn dùng để tìm hiểu kiến thức, kỹ năng mới. Phần còn lại để thực hành các kỹ năng đã được học tại lớp hoặc tại các buổi học, thảo luận nhóm ngoại khoá, hay có thể là các câu lạc bộ tiếng Anh online. Cuối cùng, đừng quên cân đối thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

TOP